5 Nhóm Công Năng Trong Ngôi Nhà Mà Bạn Cần Biết

Trong một ngôi nhà cần có những phòng nào, công năng và không gian phân chia thế nào. Với một người chưa có nhiều kinh nghiệm trong gia đình, một bạn trẻ vừa lập gia đình thì việc xây dựng một ngôi nhà sẽ có những thiếu sót. Có đôi lúc bạn sẽ cảm thấy mình không cần đến những căn phòng hoặc không gian đó, nhưng sau một thời gian lại phải xây dựng thiết kế lại vì các chức năng phát sinh thêm.

Vậy những không gian nào cần thiết và các bố trí công năng cho một ngôi nhà.

  • Nhóm công năng Nghỉ ngơi (thụ động): Đáp ứng nhu cầu sinh lý cơ bản nhất của con người như ăn, ngủ, vệ sinh… Đây là nhóm công năng không thể thiếu trong bất cứ loại hình nhà ở nào, gồm: khu bếp, nơi ăn nội bộ, phòng ngủ, không gian sinh hoạt cá nhân/góc nghỉ ngơi, ban công, lô gia, hành lang; sân trong/giếng trời (diện tích nhỏ), phòng tắm – vệ sinh.

 

  • Nhóm công năng Kinh tế: Bắt nguồn từ nhà ở dân gian truyền thống và được triển khai tùy thuộc vào từng loại hình nhà ở, gồm: không gian thương mại – dịch vụ, không gian sản xuất nhỏ, văn phòng làm việc.
  • Nhóm công năng Giáo dục: Để thực hiện 3 loại hoạt động: 1) giáo dục con cái; 2) tự đào tạo nâng cao kiến thức; 3) duy trì văn hóa gia đình theo kiểu truyền thống. Nhóm công năng giáo dục gồm: phòng/không gian nghiên cứu, thư viện, góc học tập, phòng sinh hoạt chung, không gian thờ cúng tổ tiên và gia thần, phòng lưu niệm gia đình.

  • Nhóm công năng Giao tiếp đối ngoại: Phòng khách, phòng ăn chính (tiếp khách), sân vườn, cổng ngõ, hiên nhà, tiền sảnh, hành lang công cộng.

  • Nhóm công năng Phát triển thể chất, tinh thần và thẩm mỹ (nghỉ ngơi năng động): Đây là những không gian quan trọng, đóng vai trò quyết định để đánh giá mức độ tiện nghi của nhà ở. Ngoài các nhu cầu cơ bản và thiết yếu, nhà ở ngày nay cần có thêm không gian cho các hoạt động nghỉ ngơi năng động (liên quan đến văn hóa sử dụng thời gian rỗi), bao gồm: Hoạt động tâm linh “siêu cá thể” (thiền, yoga), vật lý trị liệu, thể dục thẩm mỹ, thể thao (bơi lội, chạy bộ trong nhà), trang điểm, cảm thụ tinh thần nơi chốn, hoạt động nghe nhìn, sáng tạo nghệ thuật…

Như vậy, chất lượng và tiện nghi nhà ở đặt ra 2 tiêu chí:

1) diện tích các phòng chức năng cơ bản (liên quan trực tiếp đến chỉ tiêu diện tích ở)

2) số lượng các không gian để phát triển thể chất, trí tuệ và thụ hưởng văn hóa.

Vì đáp ứng 2 tiêu chí này, nhà ở có xu hướng trở thành một tổ hợp đa chức năng mở rộng và nâng cao. Nhóm công năng phát triển thể chất, tinh thần và thẩm mỹ gồm: không gian tâm tinh “siêu cá thể”, không gian phát triển thể chất, không gian giải trí, không gian sáng tạo nghệ thuật.

Các phòng cơ bản cho một ngôi nhà.

– Phòng khách

– Phòng ngủ

– Phòng vệ sinh

– Phòng làm việc

– Phòng ăn

– Phòng học tập

Tuỳ vào điều kiện mà diện tích của phòng có thể từ 12 – 16m2. Hệ số ánh sáng hợp lý cho phòng làm việc là 1/8 – 1/5.

 

Phòng bếp: Người Việt Nam luôn rất trú trọng tới không gian phòng bếp (nhà bếp). Vị trí bếp thông thường thuận tiện cho việc đi từ chợ về, liên hệ trực tiếp với phòng ăn và phòng khách. Bếp cạnh nhà vệ sinh tiện đường nước và thải nươc bẩn.

Diện tích của bếp có thể từ 6 – 15m2 tuỳ điều kiện cho phép. Một dây chuyền bếp thông thường: Từ kho ->rửa -> gia công thô -> gia công tinh -> lò nấu -> ăn – > tủ lạnh. Trong bếp thường sẽ có thiết bị như chạn (tủ) bếp, bàn ăn…

Khối WC – Vệ sinh: Chức năng đảm bảo nhu cầu vệ sinh như tắm giặt, đại tiểu tiện, cần tổ chức thích hợp với nhu cầu gia đình. Diện tích thường từ 2-9m2. Thông thường phòng ngủ vợ chồng sẽ có khối wc riêng.

Kho và tủ tường: Thông thường diện tích kho và tủ tường chiếm từ 4-5% diện tích sàn, thường là 1-6m2 tuỳ theo diện tích ngôi nhà. Tuy nhiên kts sẽ cố gắng tận dụng các không gian chết để xử lý là kho, tủ tường.

Tiền sảnh của ngôi nhà, căn hộ, biệt thự. Tiền sảnh là bộ phận phụ thuộc khu cửa vào của căn hộ.Các tiền sảnh thường có diện tích từ 3.5 – 6m2, tuy nhiên chiều rộng phải nhỏ hơn 1.2m. Tiền sảnh thường bố trí chỗ treo mũ áo, giầy dép, gương

Ban công, lôgia, sân trời, giếng trời: Ban công: Đây là một không gian hở, hoặc nửa kín nửa hở gắn liền với nhà ở, nơi tiếp cận với thiên nhiên. Các ban công nhô ra thường 2-3m2. Lôgia là những sàn nằm thụt vào mặt trong nhà, với 3 phía là tường, còn một phía là hở, thường có diện tích từ 3.5 – 6m2.

Sân trời và giếng trời: có diện tích từ 9 – 12m2, vai trò của giếng trời đặc biệt quan trọng ở các ngôi nhà ống, ngôi nhà phố hiện nay.

Cầu thang: Là nút giao thông thẳng đứng của nhà, có vai trò quan trọng, vì vậy trong quá trình thiết kế cầu thang cần hết sức chú ý. Cầu thang có các loại: Cầu thang có chiếu sáng tự nhiên, cầu thang kín ở giữa nhà, cầu thang ngoài trời.

Sân vườn: Đây là phần không gian không phải ngôi nhà nào cũng có, thường dạng các biệt thự, hoặc nhà phố có diện tích đủ rộng, bố trí không gian với các loại cây, hoa, hoặc các tiểu cảnh hòn non bộ, và hồ nước nhỏ, việc quy hoặc sân vườn đòi hỏi người thiết kế phải đưa ra được các phương án phù hợp với diện tích và không gian chung của ngôi nhà. Xem thêm thiết kể tiểu cảnh sân vườn – thiết kế hòn non bộ

Ngoài ra còn hàng trăm các tiêu chuẩn thiết kế khác như cửa, độ cao cửa, hệ số ghế, bàn, kệ……

Bên trên là cách phân chia công năng cũng như một số tiêu chí cơ bản của các phòng trong thiết kế một ngôi nhà dành cho các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm.

Gọi điện thoại
0933.261.566
Chat Zalo