Nguyên Tắc Bố Trí Thép Cột Trong Xây Dựng Bạn Cần Biết

Khoảng hở của cốt thép dầm

Khi thực hiện một công trình dù lớn hay nhỏ, việc tuân thủ nguyên tắc bố trí thép cột là một trong những điều kiện thiết yếu. Nếu không làm theo có gây ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cho công trình. Vì thế hãy cùng Xây Dựng Thái Nguyễn tìm hiểu qua các nguyên tắc khi bố trí thép cột trong bài viết dưới đây nhé!

Thép cột là gì

Điều đầu tiên để hiểu được những nguyên tắc bố trí thép cột chúng ta phải tìm hiểu về thép cột. Để hình thành nên được những công trình, ngôi nhà vững chắc cần rất nhiều thời gian và công sức. Một vật liệu đóng góp một phần lớn trong việc kết nên bộ khung vững chắc cho ngôi nhà chính là thép cột. Những cột nhà đều chịu ảnh hưởng nhiều tới kết cấu và tải trọng của căn nhà.

nguyên tắc bố trí thép cột
Thép cột là gì

Trường hợp cột yếu thì công trình sẽ bị nghiêng. Bên cạnh đó, cột bị nhiều tác động ngoại lực dễ gây sụp đổ. Từ đó gây cản trở, gián đoạn công đoạn làm việc. Và nghiêm trọng hơn là nguy hiểm về người và tài sản. Chính vì thế nên trong những công trình lớn nhỏ, việc bố trí các thép cột theo nguyên tắc phải thật chuẩn xác và đạt được độ chính xác cao. Những cột thép đều phải được làm từ các nguyên liệu thép chất lượng cao. Phải được đo đạc, thiết kế kỹ lưỡng mới giữ được độ bền và chắc. Nổi bật trong số các vật liệu thường được sử dụng phải kể đến thép vằn Pomina. Nổi tiếng với độ bền và độ vững chắc cực kỳ chất lượng khi sử dụng.

Nguyên tắc bố trí thép cột bạn cần biết

Trong nguyên tắc bố trí cột nhà thông thường phải luôn chắc chắn rằng lực nén xuống của công trình sẽ phân bố đều ra hợp lý. Như vậy thì cột mới vững được và người ta phân tích được lực dọc thì lực cắt trong các cột nhà. Thường thì sẽ nhỏ hơn khả năng chịu cắt của bê tông. Vì vậy nếu việc thiết kế và bố trí hợp lý. Sẽ tăng khả năng chịu lực xoắn sẽ cao và làm được phần momen xoắn tương thích. Những đội ngũ thợ chuyên môn cao sẽ phải tính toán một cách hợp lý. Từ đó làm ra được cốt thép cho tổ hợp đầy đủ và không được thiếu. Vì nó sẽ làm giảm đi sự chắc chắn và nếu dư thừa sẽ gây ra lãng phí.

nguyên tắc bố trí thép cột
Nguyên tắc bố trí thép cột đúng cách

Ngoài ra cách bố trí cho nhà cao tầng hoặc công trình có quy mô lớn phải đặc biệt lưu ý 2 đầu mỗi đoạn cột phải được theo nguyên tắc bố trí đai cột dày để tăng độ chịu lực và độ dai. Giúp công trình chống đỡ tốt khi có các biến động, rung chuyển và thiên tai. Chiều dài của phần thép cột được bố trí đai ít nhất phải bằng giá trị cao nhất giữa chiều cao (phần tiết diện cột) và bằng 1/6 lần so với chiều cao thông thủy của cột nhà. 

Nguyên tắc bố trí thép cột trên tiết diện ngang

Thông thường kết cấu của diện nằm ngang sẽ chịu tác động của lực theo hướng dọc và dưới tác động của lực momen là các phần trong dầm. Vì vậy trong quá trình thi công sẽ cần tới việc tính khả năng chịu lực của dầm. Bạn có thể tham khảo các nguyên tắc bố trí thép cột dầm ngay sau đây.

nguyên tắc bố trí thép cột
Nguyên tắc bố trí thép cột trên tiết diện ngang

Nguyên tắc chọn đường kính cốt thép dầm dọc

Điều đầu tiên các nhân viên kỹ thuật cần làm là đảm bảo kích thước lựa chọn đường kính tại phần cốt thép. Thông thường đường kính sẽ nằm trong khoảng 12 – 25mm. Phần dầm chính để bố trí thép có thể lên đến 32mm. Không nên lựa chọn đường kính lớn hơn 1/10 so với bề rộng dầm. Nên dùng không tối đa ba loại đường kính cốt thép. Việc này sẽ giúp thuận tiện cho quá trình thi công. Ngoài ra còn phải tuân thủ những quy định về khoảng hở. Ngoài ra còn phải bảo vệ cốt thép khi sắp xếp cốt thép tại tiết diện.

nguyên tắc bố trí thép cột
Nguyên tắc chọn đường kính cốt thép dầm dọc

Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm trong nguyên tắc bố trí thép dầm cột

Phải đảm bảo phân biệt về lớp bảo vệ của phần cốt thép chịu lực cấp 1 và lớp bảo vệ cốt thép đai cấp 2. Độ dày của lớp bảo vệ không được nhỏ hơn đường kính cốt thép. Đối với cốt thép cấu tạo và cốt thép đai thì chiều cao tiết diện cốt thép dưới 250mm thì độ dày 10mm và từ 250mm trở lên sẽ là 15mm. Còn đối với cốt thép chịu lực thì bản và tường có chiều dày từ 100mm trở xuống thì độ dày là 10mm còn trở lên sẽ là 15mm. Bản và sườn có chiều cao nhỏ hơn 250mm thì độ dày là 15mm còn lớn hơn sẽ là 20mm.

nguyên tắc bố trí thép cột
Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm

Khoảng hở của cốt thép dầm theo bố trí thép dầm cột

Những khoảng hở tại phần cốt thép dầm luôn không được nhỏ hơn trị số lớn và nhỏ hơn tại đường kính cốt thép. Từ đó bố trí thép dầm móng cần đảm bảo phần cốt thép đặt dưới 25mm và phần cốt đặt trên phải là 30mm. Ngoài ra có những trường hợp thi công bằng đầm dùi thì khoảng hở của những lớp phía trên cần phải chắc chắn đút lọt đầm dùi.

nguyên tắc bố trí thép cột
Khoảng hở của cốt thép dầm

Nguyên tắc bố trí thép cột cốt đặt theo phương dọc

Nguyên tắc bố trí thép cột cốt theo phương dọc là một yếu tố quan trọng trong thiết kế và xây dựng công trình hiện đại. Bằng cách đặt các cột thép theo hướng dọc, chúng ta có thể tăng tính ổn định và khả năng chịu tải của công trình. Nguyên tắc bố trí thép cột cốt theo phương dọc giúp phân bố lực tải từ các kết cấu trên xuống cơ sở móng một cách hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc giảm thiểu biến dạng của công trình do tải trọng gây ra. Đồng thời cung cấp sự ổn định cho toàn bộ hệ thống. Ngoài ra các cốt thép chịu lực nằm ở phía dưới và trên dọc theo các trục dầm có thể được đặt phối hợp hoặc đặt độc lập. 

nguyên tắc bố trí thép cột
Nguyên tắc bố trí thép cột cốt đặt theo phương dọc

Nguyên tắc chung trong bố trí thép dầm cột

Thông thường trong vùng momen âm, các cốt thép dọc chịu kéo As sẽ đặt ở phía trên và ngược lại. Với mỗi vùng đã tính toán và lựa chọn cần đặt các loại tiết diện có momen lớn nhất. Khi cắt hoặc uốn cốt thép nếu muốn tiết kiệm chi phí khi thi công dự án. Phải đảm bảo số còn lại phải chịu lực theo momen uốn trên các tiết diện nghiêng và tiết diện thẳng góc. Ngoài ra còn có một lưu ý nữa là cốt thép chịu lực phải được neo chắc chắn ở đầu mỗi thanh.

Xây dựng Thái Nguyễn
Nguyên tắc chung trong bố trí thép dầm cột

Nguyên tắc bố trí thép dầm trong việc đặt cốt thép phối hợp 

Theo nguyên tắc phối hợp thì cần phải đảm bảo được uốn một số thanh chịu momen dương ở giữa nhịp t phía dưới lên phía trên để có thể kết hợp làm cốt thép chịu monen âm. Việc uốn thanh chịu momen như thế này đều cần phải đảm bảo sự đối xứng thông qua các mặt phẳng đứng. Không nên uốn chéo cốt thép để đảm bảo được chất lượng công trình. Nên chọn 1 vài phương án bố trí chốt thép chịu momen dương ở giữa nhịp. Từ đó tính xem tối thiểu ở trên gối thêm bao nhiêu để đặt các thanh thẳng. 

Xây dựng Thái Nguyễn
Nguyên tắc bố trí thép dầm trong việc đặt cốt thép phối hợp

Nguyên tắc đặt cốt thép độc lập

Trong nguyên tắc đặt độc lập, việc xác định chọn và đặt cốt thép dầm trong từng nhịp và trong từng gối rất quan trọng. Từ đó có thể giúp cho sự linh hoạt trong cách bố trí và thuận tiện cho quá trình thi công. Những thanh thẳng sẽ làm được cốt thép độc lập. Vì những đầu mút có thể uốn làm cốt thép xiên. Nhưng uốn xong chỉ có thể thêm một đoạn neo để tham gia chịu momen. Như vậy, các thanh thép xiên thường được đảm bảo các yêu cầu chịu lực cắt.

Xây dựng Thái Nguyễn
Nguyên tắc đặt cốt thép độc lập

Nguyên tắc bố trí thép dầm giao nhau

Đối với nguyên tắc bố trí thép cột sẽ có những cách tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư. Và những cách làm cho việc thi công trở nên dễ dàng hơn. Bố trí thép dầm giao nhau chính là một trong những cách đấy. Khi cốt thép chịu momen dương tại phần giữa nhịp, từ đó uốn thêm một số thanh trên gối bao nhiêu thì ta sẽ có thêm bấy nhiêu thang thẳng. Việc này thông thường không nên thực hiện 1 lần. Mà phải tìm nhiều phương án để có thể tìm ra được cách bố trí hợp lý và tốt nhất.

Xây dựng Thái Nguyễn
Nguyên tắc bố trí thép dầm giao nhau

Phải đảm bảo chắc chắn các cốt thép dọc được neo vào gối tựa kỹ lưỡng. Các thanh tròn có đầu mút dùng trong khung cần được uốn móc vòng. Có thể thẳng và những lúc cần có thể uốn gập 90 độ hoặc 135 độ. Nếu muốn tiết kiệm hơn thì có thể cắt bớt 1 số thanh không cần thiết. Những công việc xác định thế này luôn phải dựa trên sự phối hợp của nhiều bản vẽ kỹ thuật. Và của đơn vị thi công xây dựng thực hiện. Từ đó mới xác định và tìm ra được phương pháp tối ưu nhất cho chủ đầu tư và công trình.

Lưu ý khi thực hiện nguyên tắc bố trí thép cột

Trong những nguyên tắc bố trí thép cột thường luôn sẽ có những lưu ý để tránh những rủi ro và tai nạn khác. Cần phải lưu ý đến các yếu tố: kích thước cột, lượng thép tối thiểu trong cột, khoảng cách giữa hai cột gần nhau, căn chỉnh hướng của cột thép, kích thước cung của cột,….Đối với nhà cao tầng hay các công trình lớn sẽ phải đo đạc để có thể chịu được động đất. Các nhân viên kỹ thuật sẽ xem xét 2 đầu mỗi đoạn cột. Từ đó có thể bố trí đai dày để tăng độ dai để xả ra các khớp dẻo. Từ đó tăng thêm được độ dẻo dai và có thể tránh được được đổ vỡ. 

Xây dựng Thái Nguyễn
Lưu ý khi thực hiện nguyên tắc bố trí thép cột

Ngoài ra còn phải xác định phần chiều dài của thép cột tối thiểu thì cần làm bằng với giá trị lớn nhất. Nên đo đạc thực hiện các giá trị để xác định chính xác chiều cao của tiết diện cột và bằng 1/6 lần so với chiều cao thông thủy của cột. Từ đó đảm bảo các quy trình được diễn ra thuận lợi. Để đảm bảo cho công trình được bền vững và bền chắc theo năm tháng.

Trên đây là bài viết về những nguyên tắc bố trí thép cột cho các công trình hay nhà ở. Xây Dựng Thái Nguyễn hy vọng bạn sẽ tìm được cho mình những nguyên tắc phù hợp. Đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo để có thể cập nhật ngay những kiến thức bổ ích bạn nhé!

Gọi điện thoại
0933.261.566
Chat Zalo