Bể phốt là nơi chứa chất thải do con người thải ra và nó là một phần không thể thiếu trong các công trình công cộng, dân dụng. Dù là hạng mục quan trọng nhưng không phải ai cũng biết cách thiết kế bể phốt làm sao đúng và đạt tiêu chuẩn tốt nhất cho ngôi nhà của mình.
Đánh giá chi tiết hệ thống tự hoại trước khi xây dựng
Thiết kế bể phốt cho công trình dân dụng
Nếu bạn đang có ý định xây bể phốt trước tiên bạn cần nắm được kết cấu của bể phốt, nó được thể hiện qua bản đồ tổng thể của ngôi nhà và một bản vẽ chi tiết nhất. Các thông tin trên bản vẽ cần được thể hiện một cách cụ thể từ vị trí nhà cửa, vị trí của lối đi, giếng, đường ống xung quanh…điều này sẽ thuận tiện cho việc bảo trì và hút bể phốt khi cần thiết.
Thiết kế bể phốt 2 ngăn đạt tiêu chuẩn cho công trình dân dụng
Bể phốt 2 ngăn
Hầu hết các gia đình hiện nay đều sử dụng nhà vệ sinh tự hoại, bởi nó vừa sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe của gia đình. Đặc biệt ở các khu vực thành phố có diện tích nhỏ thì bể phối 2 ngăn là lựa chọn tối ưu nhất cho ngôi nhà.
Thường bể phốt sẽ được đặt dưới lòng của ngôi nhà, chính vì thế chủ nhà nên ưu tiên xây tường 20 để tránh việc rạn, nứt và ngấm nước từ trong bể phốt ra khu vực bên ngoài. Nguyên tắc hoạt động của bể phốt 2 ngăn khá đơn giản, khi nước từ bồn cầu nhà vệ sinh chảy xuống, chất thải này sẽ đi xuống bể phốt thông qua một đường ống được thiết kế riêng biệt.
Nếu muốn xác định xem bể phốt loại 2 ngăn có đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình hay không, bạn nên xem xét số lượng chất thải của các thành viên trong gia đình. Trên thực tế chiều sâu của bể phốt sẽ từ 1m2 trở lên, trong đó 1 ngăn chứa phân chiếm diện tích 2/3 của toàn bề mặt và ngăn còn lại là bể lắng.
Cấu tạo bể phốt gia đình 3 ngăn
Bể phốt 3 ngăn
So với thiết kế bể phốt 2 ngăn thì cấu tạo bể phốt 3 ngăn không có sự khác biệt quá nhiều. Thường bể phốt 3 ngăn sẽ được đặt dưới nền móng nhà và được chia làm 3 ngăn như sau: 1 ngăn lớn dùng để chứa chất thải, 1 ngăn để lắng và ngăn còn lại để lọc chất thải. Cụ thể:
Ngăn chứa sẽ trực tiếp chứa chất thải, tại đây các chất thải được phân hủy và hình thành bùn. Riêng các chất thải khó phân hủy sẽ còn đọng lại bên trong. Vì là ngăn chứa chất thải nên nó có kích thước lớn hơn nhiều so với 2 ngăn còn lại. Sau khi chất thải được xử lý sẽ được chuyển qua ngăn lọc để lọc các chất thải lơ lửng. Cuối cùng các chất thải không thể phân hủy sẽ được đưa vào ngăn lắng của bể phốt.
So với bể phốt 2 ngăn thì bể tự hoại 3 ngăn có sự phân biệt rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ. Vì thế, đây là loại bể được sử dụng nhiều nhất trong các công trình xây dựng hiện nay.
Hướng dẫn cách xây dựng bể phốt chi tiết nhất
Trước khi muốn tiến hành xây dựng bể phốt, chủ nhà cần chắc chắn rằng các bản vẽ đã được tính toán và thiết kế một cách chính xác nhất. Sau khi đã chắc chắn bạn tiến hành theo các bước như sau:
Trước tiên đào một lỗ đủ lớn để đặt bể phốt, kích thước của bể sẽ phụ thuộc vào số thành viên trong gia đình bạn đang sinh sống.
Tiếp đến là xây bể phốt bằng bê tông hay gạch, hiện nay thì các loại bể phốt 3 ngăn được sử dụng khá nhiều. Nhưng dù xây dựng theo kiểu nào, bạn nên lưu ý ngăn chứa phải chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích của bể phốt. 2 ngăn còn lại sẽ chiếm 1/3 diện tích của cả bể. Đặc biệt bạn nên xây dựng 3 bể này kín nhất để tránh nước và không khí đi vào trong làm ảnh hưởng hệ thống tự hoại của gia đình.
Lúc này bạn lắp ống thải nước từ nhà vệ sinh vào bể phốt đúng nguyên tắc sử dụng áp lực. Tránh lắp đặt ống thăng bằng vì nó sẽ khiến chất thải khó đi vào bể phốt, thậm chí còn dễ trào ngược trở lại gây bất tiện khi sử dụng.
Sau khi đã tiến hành xong các bước xây bể phốt bạn tiến hành san lấp và đầm nén sao cho chắc chắn nhất. Theo kinh nghiệm của chuyên gia bạn nên cho cát và xả nước vào để san lấp. Với cách làm này cát sẽ dễ dàng đi xuống và chặn được các kẽ hở của thành bể phốt tốt hơn.
Mong rằng với những thông tin chi tiết về cách thiết kế bể phốt trên đây, sẽ giúp bạn dễ dàng tiến hành thiết kế và xây dựng bể phốt cho các công trình nhà ở của gia đình.